Cà phê Việt Nam: Hòa quyện giữa nét văn hóa và tinh tế trong thưởng thức cà phê

Sự tinh tế của cà phê Việt thể hiện ở nét văn hóa và phong cách thưởng thức cà phê khác lạ của người Việt. Người Việt có phong cách thưởng thức cà phê rất riêng, họ không coi cà phê là thức uống nhanh, có tác dụng chống buồn ngủ như người Mỹ mà thưởng thức cà phê như một thứ văn hóa: nhâm nhi và suy tưởng.

1. Cà phê Việt Nam: Văn hóa đậm đà và tinh tế trong tách cà phê đặc biệt của người Việt

Đối với người Việt, cà phê không chỉ là một món thức uống như bao thứ đồ uống khác mà chẳng biết từ bao giờ cà phê đã len lỏi vào tâm hồn, vào thói quen của mỗi chúng ta.

Nhắc đến cà phê là nhắc đến cái vị đăng đắng nơi đầu lưỡi, cái vị đậm đà, mùi hương hạnh nhân hòa lẫn cùng mùi đất mẹ thơm nức vương vấn nơi chóp mũi.

Rồi cứ thế, cà phê trở nên thân quen lắm, thân quen đến nỗi khi làm việc, khi trò chuyện cùng bạn bè, người thân, khi nhâm nhi một mình … vẫn tách cà phê ấy.

Văn hóa cà phê Việt Nam
Văn hóa cà phê Việt Nam

Văn hóa cà phê cuối cùng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân đất Việt. Đối với người Việt, cà phê không chỉ là một món thức uống như bao thứ đồ uống khác mà chẳng biết từ bao giờ cà phê đã len lỏi vào tâm hồn, vào thói quen của mỗi chúng ta.

Nhắc đến cà phê là nhắc đến cái vị đăng đắng nơi đầu lưỡi, cái vị đậm đà, mùi hương hạnh nhân hòa lẫn cùng mùi đất mẹ thơm nức vương vấn nơi chóp mũi. Rồi cứ thế, cà phê trở nên thân quen lắm, thân quen đến nỗi khi làm việc, khi trò chuyện cùng bạn bè, người thân, khi nhâm nhi một mình … vẫn tách cà phê ấy. Văn hóa cà phê cuối cùng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân đất Việt.

2. Cà phê cóc: Hình ảnh đậm chất trầm ngâm và hương vị đặc biệt của cà phê Việt Nam

Cà phê “cóc” trở thành một hình ảnh quen thuộc với các thế hệ 7x, 8x Việt Nam. Các quán cà phê này luôn ở các góc đường hoặc nép mình khiêm tốn trên các vỉa hè với những bộ bàn ghế nhỏ nhắn vừa đủ ngồi. Có thể vì thế mà chúng được gắn cho tên gọi là “cà phê cóc”.

Tại nhiều con đường ở Sài Gòn, Hà Nội lúc bấy giờ, không khó bắt gặp những quán cà phê không tên, vài chiếc ghế gỗ con xếp ngẫu hứng đủ cho người ta ngồi hoặc lấy làm bàn để đôi ba ly cà phê. Dù là ở những góc phố yên tĩnh hay bên những con phố xe cộ lại qua thì khi ngồi bên ly cà phê, người ta bỗng hóa trầm ngâm, suy tư đến lạ lùng.

Người Hà Nội ưa chuộng những ly cà phê pha phin đậm đặc, họ còn có cách gọi tên cà phê gần gũi – “nâu” và “đen”. Khi vào quán, nếu muốn uống cà phê sữa đá bạn sẽ gọi thành “nâu đá”, muốn nhấp nháp ly cà phê đen thì gọi là “đen” hoặc “đen đá”.

Cà phê sữa Việt Nam
Cà phê sữa Việt Nam

Còn ở Sài Gòn cũng có cách pha cà phê khác biệt hơn, người ta để cà phê vào túi vải mỏng được làm như một chiếc vợt nhỏ rồi cho vào ấm bằng đất nung, chế nước sôi vào như pha trà. Khoảng mươi phút, cà phê trong ấm đất được cho sang một chiếc ấm nhôm và để đun trên bếp than trước khi rót cho khách. Cách pha cà phê này được người dân Nam Kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ gọi là pha cà phê vợt.

Hiện nay, có thể thấy cà phê vợt đã không còn được phổ biến như ngày xưa nữa, bạn chỉ có thể tìm thấy cách pha độc đáo này ở một vài địa điểm nhỏ nào đó ở Sài Gòn.

3. Cà phê Việt: Từ cà phê cóc đến văn hóa thưởng thức đa chiều

Đầu những năm 2000, các các hình thức kinh doanh cà phê có nhiều thay đổi. Người ta bắt đầu chuộng các quán có internet, nhạc và đầu tư thêm về không gian quán.

Cà phê cóc dù vẫn tồn tại nhưng đã nhường lại chỗ đứng số 1 ban đầu cho những hình thức khác. Cà phê xe đẩy (take a way) có thể xem là một hình thức cải tiến từ cà phê cóc.

Cà phê cóc
Cà phê cóc

Văn hóa cà phê của người Việt những năm gần đây là văn hóa thưởng thức về cả vị giác lẫn thị giác. Người ta có thể ngồi hàng giờ liền không chỉ để thưởng thức một ly cà phê mà còn để tận hưởng không gian của quán. Giá tiền một ly cà phê hay một món nước bất kì do đó cũng bao gồm cả tiền nguyên liệu và chi phí phục vụ.

4. Vị đậm đà và hương thơm của cà phê Việt: Từ cà phê phin đến Espresso

Người Việt thích vị cà phê đậm đà, đăng đắng, vị chua thanh thanh, tươi, sạch, có độ dầu đậm, có mùi thơm hạnh nhân pha lẫn mùi tự nhiên của đất. Tùy mỗi loại cà phê mà mang đến cho người thưởng thức những cảm nhận về độ chua, độ dầu và mùi hương của các loại hoa trái khác nhau.

Người Việt thích những tách cà phê phin bởi hương vị của cà phê pha phin đặc biệt vô cùng, mùi cà phê, vị cà phê sẽ luôn được giữ nguyên, vẫn cái chất đắng ấy, độ dầu ấy chẳng lẫn đi đâu được.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại đã có rất nhiều cách pha chế cà phê khác nhau và đặc biệt là cà phê Espresso cũng đang được rất nhiều người Việt biết đến và yêu thích vì nó đáp ứng được nhu cầu nhanh nhất mà không phải mất quá nhiều thời gian để chờ đợi mà còn đáp ứng luôn sở thích uống cà phê đậm đà của người Việt Nam.

5. Cà phê Việt nên uống ở đâu, nên mua cà phê ở đâu?

Hiện nay trên thị trường cũng đã có rất nhiều loại cà phê được bán tràn lan; nhưng lại có nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, không rõ chất lượng và nơi sản xuất.

Đối với VNO COFFE BEAN (VIỆT NAM ORGANIC COFFEE BEAN) chúng tôi luôn đặt sự an toàn và sức khỏe lên hàng đầu; Cà phê sạch là cà phê cần phải đạt những yếu tố sau:

  • Không tạp chất pha lẫn
  • Đạt vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Cà phê phải được ủ lên men tự nhiên không pha hóa chất
  • Cà phê chín không đen, không sâu

VNO COFFFEE BEAN đảm bảo cà phê hoàn toàn đạt đủ các yếu tố trên. VNO COFFEE BEAN (VIỆT NAM ORGANIC COFFEE BEAN) là một trong những công ty tiên phong về cà phê trồng hữu cơ sạch và nguyên chất nên sẽ là lựa chọn đúng đắn cho bạn.

Đừng chần chờ mà hãy liên hệ ngay với VNO COFFEE BEAN 09-8888-4073để được hỗ trợ và tư vấn nhé.

One thought on “Cà phê Việt Nam: nét văn hóa và tinh tế trong thưởng thức cà phê

  1. Pingback: Câu chuyện hấp dẫn về cà phê Arabica Việt Nam: Hành trình qua hương vị và truyền thống - VNO COFFEE BEAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HELLO